Chú thích Ngô_Lợi

  1. Theo nội dung trong "Ngọc lịch đồ thơ tạp chú" (chép tay bằng chữ Hán) và "Chánh tăng phật tích" (thơ lục bát bằng chữ Nôm), là 2 quyển tài liệu "bí truyền" của đạo Hiếu Nghĩa, thì Đức Bổn Sư (Ngô Lợi) sinh vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 năm Tân Mão (1831)
  2. Khi mới ra đời, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa được Ngô Lợi gọi là "đạo Thờ ông bà" (hay "đạo Lành"), sau này tín đồ mới gọi đạo của mình là "đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa" (hay gọi tắt là "đạo Hiếu NGhĩa"). Theo .
  3. Theo bài "Đôi nét về Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa" trên website Ban Tôn giáo chính phủ .
  4. Trích kinh Hiếu Nghĩa.
  5. Theo Website Bửu Sơn Kỳ Hương .
  6. Xem thông tin ở đây: . Trần Minh Thu, tác giả bài viết "Đôi nét về Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa" trên website Ban Tôn giáo chính phủ, cũng đã ghi rằng đạo Hiếu Nghĩa ra đời tháng 5 năm 1867 tại Cù lao Ba (An Phú, An Giang ngày nay), song đến năm 1870, Ngô Lợi mới chính thức nhận danh hiệu Đức Bổn Sư. .
  7. Theo Địa chí An Giang tập 2, tr. 391).
  8. Một số tài liệu ghi là xã An Lộc (tổng An Lương, tỉnh An Giang). Tuy nhiên, đối chiếu với tư liệu địa bạ của nhà Nguyễn và hành chính của Pháp thì năm 1836, làng Vĩnh Trường và Vĩnh Thành (cả hai thuộc Cù lao Ba) đã thuộc tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên.
  9. Xem đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
  10. Theo thuyết Hội Long Hoa, ở thời kỳ mạt pháp Phật Di-lặc sẽ ra đời, lập lên Hội Long Hoa, để thuyết pháp hóa độ chúng sanh. Trong Kinh Di-lặc chỉ nói vị Phật này sẽ ra đời vào thời kỳ mạt pháp, nhưng không nói rõ là vào khoảng nào, cho nên về ngày giờ lập Hội trên có nhiều cách hiểu khác nhau. Giải thích "đời Minh Hoàng", Đinh Văn Hạnh cho biết nhiều tín đồ theo đạo này tin rằng đến một ngày nào đó, núi Cấm sẽ nổ lớn rồi nứt ra. Khi đó trong núi sẽ xuất hiện cung son, điện ngọc với một đấng Minh vương. Vị vương này sẽ lập đời Thượng ngươn vô cùng an lạc. Chỉ có những người theo đạo Hiếu Nghĩa mới được cứu, được sống sót...Như vậy, có thể nói sau khi các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân... thất bại, bấy giờ "ngọn cờ tôn giáo" chính là một sự chọn lựa, là một thứ vũ khí tinh thần để người dân mất nước đối mặt với kẻ xâm lăng hùng mạnh hơn mình...(Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với phong trào kháng Pháp, Nam Bộ xưa và nay, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr.184).
  11. Trong công văn đề ngày 29 tháng 5 năm 1878, Pháp treo giá 1.000 quan tiền thưởng cho ai bắt được Ngô Lợi, kèm theo lời mô tả ông Lợi "vóc người cao ráo, ốm yếu, có 3 chòm râu dài".
  12. Trước sau Ngô Lợi cùng tín đồ đã khai hoang, mở được bốn thôn (Pháp gọi là làng): An Định (1876), An Hòa (1882), An Thành (1883), An Lập (1887); nay tất cả đều thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
  13. Chùa Tam Bảo và chùa Phi Lai của làng An Định xưa, nay thuộc thị trấn Ba Chúc; vào năm 1978, còn chứng kiến một cuộc đẫm máu nữa, đó là cuộc thảm sát 3.157 người dân Việt bởi quân đội Pôn Pốt (Campuchia) đã đến càn quét chốn quê này. (theo Địa chí An Giang tập I do UBND tỉnh ấn hành, 2003, tr. 247, và Sổ tay hành hương đất phương Nam do Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên, Nhà xuất bản TP. HCM, 2002, tr. 131).
  14. Tương truyền, trước đây vì sợ Pháp làm hại, đệ tử thân tín cõng xác Ngô Lợi, mà tín đồ gọi là kim thân, giấu trong hang (Vồ Cấm, Núi Tượng), đến khi bình yên mới kín đáo đưa về giấu nơi chùa Tổ (chùa Tam Bửu). Đến nay không biết kim thân có bị cháy cùng chùa vào năm 1978, khi quân đội Pôn pốt đến đốt phá, hay còn được cất giấu ở nơi đâu. Ngôi mộ Tổ (Ngô Lợi) nằm bên sân chùa Tam Bửu và ở thôn An Thành là mộ giả.
  15. Xem thông tin trên báo An Giang, cập nhật ngày: 13/11/2013 .
  16. Theo Rapports mensuels de Services (1887-1888).
  17. Cũng trong bài viết của Đinh Văn Hạnh, có một chi tiết rất đáng lưu ý là vào ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi ban dụ Cần Vương. Phó tổng binh thành Hà Nội tên Lê Công Chánh đã xin về Bình Định tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng. Năm 1886, ông Chánh đến Bảy Núi gặp Ngô Lợi. Sau đó, Ngô Lợi cử người đi theo Chánh nhận bằng cấp và ấn triện, nhưng tất cả đều bị Pháp bắt, nên việc liên kết các phong trào Cần Vương không thành. (tác phẩm đã dẫn, tr.185.)
  18. Địa chí An Giang tập 2, UBND tỉnh An Giang ấn hành, tr. 300 và 391.